TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY SẢ
Sản phẩm tự nhiên như nghệ, gừng... nếu ăn với lượng vừa phải thì sẽ rất hữu ích cho sức khỏe. Kể cả sả cũng vậy. Sả là một loại cây hương liệu được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan. Sả cũng thường được sử dụng như một thành phần trong các loại trà thảo dược và các hỗn hợp khác.
Ở nhiều quốc gia, sả được dùng làm một loại gia vị cho các món ăn không chỉ vì nó có mùi dễ chịu, thơm kích thích ăn uống mà còn bởi nó được chứng minh rằng có lợi đối với một số rối loạn sức khỏe.
Tác dụng chữa bệnh của cây sả
Sả là một trong những gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Cũng giống như gừng, nghệ, tỏi, sả không những được dùng để tăng thêm sự đậm đà và ngon miệng cho món ăn, nó còn được dùng như thuốc để điều trị. Dưới đây chúng ta cùng khám phá những tác dụng vô cùng độc đáo của loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn này.
Ngăn ung thư
Một nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây cho thấy, cứ 100g sả thì có chứa tới 24.205 microgram beta-carotene, thành phần chống oxi hóa mạnh có thể ngăn ngừa ung thư. Vào năm 2006, một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Ben Gurion, Israel phát hiện thấy hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư trong khi đó nó không làm tổn hại đến các tế bào mạnh. Họ khuyên bạn nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà.
Hỗ trợ tiêu hóa
Sả là gia vị có khả năng giúp tiêu hóa, hạn chế đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.
Giải độc hiệu quả
Từ lâu sả cũng được sử dụng như thuốc giải độc trong cơ thể. Lý do là sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu. Điều này giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric.
Tăng cường sức khỏe hệ thần kinh
Tinh dầu trong cây sả có thể tăng cường và cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, ăn sả có thể hỗ trợ nhiều bệnh rối loạn về thần kinh như Alzheimer (bệnh mất trí nhớ), bệnh parkinson, co giật thần kinh, lo lắng, chóng mặt...
Giảm huyết áp
Sả có tác dụng làm giảm huyết áp thấp. Nó giúp tăng cường máu lưu thông và làm dịu các vấn đề về huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi tăng huyết áp, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.
Giúp giảm đau
Ăn sả có thể giúp bạn giảm được chứng sưng tấy liên quan đến các cơn đau nhức. Lần sau, khi có cơn đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở bất kì chỗ nào trên cơ thể, uống trà sả sẽ giúp bạn giảm đau đi nhanh chóng. Ngoài ra, sả cũng có tác dụng chống viêm rất tốt ở dạ dày, gan và thành ruột.
Tốt cho da
Sả là một trong những thành phần trụ cột của ngành công nghiệp thẩm mỹ vì nó có chứa nhiều thành phần tốt cho làn da của bạn. Các nhà khoa học ở Đại học Wisconsin-Eau Claire cho biết, thành phần chống viêm ở sả giúp làm giảm vết thâm tím trên da, đồng thời làm cho làn da sáng đẹp. Nó hoạt động bằng cách làm giảm sự thâm tím và thúc đẩy quá trình làm lành da giống nghệ. Ngoài ra, sả có thể cải thiện được làn da nhờ làm giảm các mụn nhọt và trứng cá.
Tốt cho sức khỏe phụ nữ
Các nhà khoa học cho biết, sả cải thiện sức khỏe cho phụ nữ vì nó giúp điều trị những rắc rối về kinh nguyệt cũng như sự buồn nôn. Bằng cách ăn sả với ớt, nó có thể giúp loại bỏ nhiều phiền toái liên quan đến chu kì kinh nguyệt ở phái đẹp.
Chống sốt
Ở khu vực Caribbean (Bắc Mỹ), người dân thường sử dụng sả (còn gọi là cói ngọt hay cỏ chống sốt) để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Cách làm là họ ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống. Đây là phương pháp đơn giản mà họ không cần phải đến gặp bác sỹ hay mua thuốc.
Giúp giảm cân
Đối với người Thái Lan, sả không chỉ là gia vị tăng sự ngon miệng và mùi hương quyến rũ cho món ăn mà nó còn có thể giúp giảm cân. Ăn sả hỗ trợ chương trình giảm cân của bạn bằng cách cắt giảm các calo trong món ăn. Họ cho rằng, cũng như ớt vị cay trong sả giúp đốt cháy các chất béo, và không cho chúng tích lũy trong cơ thể.
Giúp diệt nấm
Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Điều này rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.
Chống khuẩn
Các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có trong sả có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận.
Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.
Cây sả có tác dụng phòng và chữa bệnh rất hữu hiệu.
Và còn nhiều tác dụng tuyệt vời khác...