LỀU XÔNG HƠI HY VỌNG
Qua nhiều năm nghiên cứu các giải pháp phòng, chữa trị bệnh không dùng thuốc, tác giả Nguyễn Văn Tứ đã sáng tạo ra sản phẩm Lều Xông Hơi được Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Đồng Nai công nhận trao giải thưởng hạng Ba và cục đo lường chất lượng kiểm định An Toàn đã đóng góp thêm phương tiện chữa trị hiệu quả cho cộng đồng. “LỀU XÔNG HƠI HY VỌNG” đã ra đời sẽ cống hiến các tính năng hổ trợ nhiều cách chữa cho nhiều loại bệnh, nhiều đối tượng khác nhau (kể cả người già yếu).
TÁC DỤNG
I- Xông, tọa thiền – Giải độc toàn thân.
– Giúp tiêu hóa tốt, giảm viêm xoang, giảm quầng đen nơi mắt, làm mắt sáng lên, da mặt sáng mịn hồng hào.
– Giảm đau lưng do yếu thận, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.
– Giải độc và giải nhiệt khu vực Thùy Chẩm và Tiểu Não (sau đầu) nâng cao năng lực quan sát và khả năng tập trung tư tưởng.
– Giải trừ khí lạnh (khí âm) xâm nhập lâu ngày làm đau, cứng, thoái hóa cổ.
– Hổ trợ hô hấp tốt hơn, nâng cao sức khỏe.
– Chữa thoái hóa lưng, thoát vị đĩa đệm, giảm đi tiểu.
– Điều chỉnh cao huyết áp trở về bình thường, thư giãn thần kinh giúp an thần ngủ ngon, phục hồi sức khỏe nhanh.
– Làm mềm, giảm đau nhức khớp.
– Săn, tan mỡ bụng, đau dạ dày.
– Làm giảm đau nhức, co quắp các ngón do khớp.
– Chữa đau lưng, phổi – yếu, lạnh, viêm
– Làm toát mồ hôi toàn thân, tăng khả thiền định, tăng cường sức khỏe.
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP THIỀN VÀ XÔNG HƠI
Chuẩn bị lều xông, nồi tạo hơi, bạt (ủ), khăn mặt, khăn bông cỡ lớn, ghế để đồ và ổ cắm.
1. Để Đạt Hiệu Quả Thải Độc Tốt Nhất: Trước khi xông nên tập một bài thể dục từ 5 đến 10 phút. Ăn 1 bát cháo loãng nóng hoặc uống 1 ly nước nóng, sau đó vào lều xông.
2. Bạn điều chỉnh tư thế ngồi cho ngay ngắn, lưng và đầu thẳng. Ngồi kiểu kiết già (hoa sen) hay bán già, xếp bằng. Hít sâu mạnh vào bằng mũi, bụng to ra, thở ra bằng miệng mạnh nhưng chậm (miệng chụm lại tròn như chữ o, nhỏ càng tốt) bụng xẹp vào (giúp lưu thông khí huyết) – 10 lần. Sau đó thả lỏng cơ thể (thầm nói: thư giãn toàn thân – 3 lần) và lắng nghe hơi thở, hít vào bằng mũi, thở ra cũng bằng mũi nhẹ nhàng đều đặn. Hình 5a, 5b, 5c
3. Trong lúc xông mồ hôi ra nhiều, thấy ngứa đừng quan tâm, đừng gãi nên duy trì theo dõi hơi thở. Nếu bạn bỏ qua được những trạng thái đó thì bạn có thể xông được rất lâu.
4. Xông xong, tắt điện, quấn bạt vào người đi tới chỗ nằm nghỉ (trùm kín từ chân lên đến cổ, lấy khăn đắp lên mặt và đầu). Tư thế nằm thẳng người, 2 cánh tay duỗi thẳng theo cơ thể, 2 bàn tay ngửa lên, thư giãn theo dõi hơi thở hít vào thở ra đều đặn. Nằm nghỉ (ủ) ít nhất 20 phút mới đi thay đồ sau 1 giờ mới tắm (có thể tắm trước khi xông).
* Bắt buộc: phải quấn bạt vào người hoặc quấn chăn sau khi bước từ trong lều ra để phòng tránh gió nhập (trong trường hợp ra khỏi lều đột xuất mà bị gió nhập gây choáng váng, chỉ cần vào lều xông lại là giải được ngay) – Hoặc có thể ngồi nghỉ trong lều cho ráo hết mồ hôi mới đi ra khỏi lều.
Gợi ý: Trong khi Thiền và xông hơi các bạn cần gạt bỏ những ưu tư phiền muộn khi bước vào lều xông. Trong các tôn giáo thường có những bài kinh cầu an và tĩnh trí. Nên các bạn có thể đọc kinh trong lúc xông hơi để tâm trí được bình an.
Thời gian xông hơi sẽ không giới hạn đối với người đã xông nhiều lần. Tuy nhiên chúng tôi cũng đề nghị chỉ xông tối đa tốt nhất là 45 phút cho 1 lần xông. Nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp Thiền và xông hơi thì chúng tôi có thể cung cấp thêm một số thông tin cần thiết giúp cho người xông đạt được kết quả tốt nhất.
Chú ý:
+ Đối với người quá già: Sức khỏe kém, lãng tai, lãng trí, chân tay yếu. v.v… thì không nên xông.
+ Đối với trẻ em: Do chưa đủ khả năng nhận thức nên phải có bố hoặc mẹ xông cùng (trên 10 tuổi mới được tự xông).
+ Đối với người bệnh: Bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh phổi (phải có người theo dõi khi xông). Bệnh cao huyết áp (có thể uống thuốc trước 1 giờ để cân bằng huyết áp rồi mới vào xông), bệnh phổi, tim mạch (dùng tấm bạt che ngang cổ để hạn chế lượng hơi nước bị hít vào mũi và làm giảm nhiệt độ trên đầu so với dưới thân). Hình 6
+ Thời gian xông: Người mới xông lần đầu khoảng 15 phút, những lần sau đó thì tùy theo sức khỏe hay sự cảm nhận của từng người và tự đưa ra thời gian cho phù hợp.
– Tuần đầu tiên: Ngày nào cũng xông 1 – 2 lần, tuần thứ 2 trở đi thì chỉ xông 1 – 2 lần/ tuần.
– Kiêng cữ khi xông: Mọi sinh hoạt hàng ngày vẫn bình thường kể cả việc đang dùng các loại thuốc chữa bệnh.
- Lời khuyên:
+ Trong thời gian xông, nếu ăn thực phẩm chay được thì rất tốt, giúp cơ thể giải độc nhanh hơn.
+ Uống thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ sau khi xông thì hiệu quả cao hơn rất nhiều, vì lúc này độc tố trong cơ thể giảm, khí huyết lưu thông vì thế việc hấp thu thuốc sẽ tốt hơn.
+ Tắm: Sau khi đã ủ hoặc làm nguội cơ thể xong nên tắm bằng nước ấm, vừa tắm vừa chế nước cho nguội dần cho đến khi mát hoàn toàn (thời gian tắm khoảng 5 phút, không nên tắm quá lâu). Nấu lại lá thuốc vừa xông rồi pha làm nước tắm hoặc dùng vào việc ngâm chân thì rất tốt.
– Thời điểm xông: Tốt nhất là vào lúc sáng sớm (dương khí cao, không khí trong lành và dễ tĩnh tâm) đối với người làm việc trong văn phòng hay các công việc nơi có không khí và môi trường trong lành thì rất tốt nhưng đối với người làm việc trong môi trường độc hại thì nên xông vào buổi tối.
– Vận động viên trước khi thi đấu nên xông khoảng 30 phút sẽ tăng lực và thi đấu tốt hơn bình thường, sau khi thi đấu có thể xông thêm lần nữa để tránh đau cơ và phục hồi sức khỏe rất nhanh (nên ăn nhẹ trước khi xông).
– Sau khi xông nên uống một cốc nước để bù lại lượng nước đã tiêu hao (uống nước trái cây rất tốt).
– Trong trường hợp có người xông xong bị mệt (thường ở người già hay người suy dinh dưỡng, bị tụt huyết áp) thì dùng nước trà sâm gói của Hàn Quốc (1 – 2 gói) pha vào 2/3 ly uống nóng là khỏe ngay.
Đặc biệt chú ý:
Cần phải tránh bước ra khỏi lều đột ngột để nghe điện thoại hoặc xử lý công việc bất thường mà quên tắt điện và không trùm chăn.
Phương pháp xông hơi có tác dụng thải độc rất nhanh, mạnh nhưng cũng có thể đạt hiệu quả không cao hoặc gặp rủi ro nếu không nắm vững phương pháp. Mong các bạn tuân thủ từng bước trong phần Hướng dẫn phương pháp xông.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LỀU XÔNG HƠI HOA SEN
– Dựng lều: Dùng tay kéo lần lượt 4 chân bàn gỗ khi nghe tiếng “cách” là chân bàn đã mở ra hết cỡ và đã được khóa bởi bản lề chống bị gấp trở lại (khóa 1), và để chắc chắn hơn nữa bạn kéo khóa hãm phụ (khóa 2). Nếu muốn gấp trở lại, bạn mở khóa hãm phụ (khóa 2) và bấm chốt chặn ngang bản lề (khóa 1) nắm lấy chân gấp vào. Hình 1, Hình 2
leu hoa sen2
+ Đặt lều trên mặt phẳng cắm 4 cây khung inox vào 4 lỗ ở trên 4 góc bàn (đầu cắm vào bàn được phân biệt bằng vết lõm nhỏ) Hình 3 và 4 đầu kia cắm vào chiếc nón inox. Hình 4
leu hoa sen3
+ Tấm bạt có 1 lỗ tròn phía hông bên trên để thoát hơi và điều hòa ôxy chống ngộp thở. Cửa bạt có 2 đầu khóa để điều chỉnh mở rộng tăng cường thêm ôxy, không khí và giảm nhiệt độ.
+ Nồi tạo hơi: Đổ từ 2 đến 3 lít nước và bỏ một nắm thuốc xông vào nồi (lượng thuốc tùy theo cách hướng dẫn) có thể không cần đậy nắp để hơi nước bốc lên mạnh hơn, đẩy vào giữa gầm bàn gỗ, bật công tắc điện ở vị trí ổ cắm trung gian. Đợi khoảng 8 phút, khi thấy hơi nước bốc lên.
+ Khi xông xong, tắt công tắc điện, rút phích ra khỏi ổ nguồn.
+ Ổ cắm: Nên sử dụng loại ổ cắm tốt nhất (có lớp nhựa bảo vệ bọc thêm ở ngoài)
+ Nên sử dụng ghế để đồ và ổ cắm điện để cách ly dây điện và ổ cắm với nước.
Mọi Chi Tiết Xin Vui Lòng Liên Hệ :
THIỀN XÔNG HƠI - CÔNG TY THIÊN TẠO ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC BẠN
197/34A, Lưu Văn Viết, KP.1, phường Tân Tiến, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Số Điện Thoại : 0902.669.058